Quản lý tài chính cá nhân luôn là vấn đề “đau đầu” của rất nhiều người. Việc chi tiêu sao cho hợp lý và tiết kiệm tiền luôn đi đôi với nhau. Một kế hoạch tiết kiệm hợp lý sẽ giúp chúng ta luôn ở thế chủ động khi có những chi tiêu phát sinh ngoài dự kiến.

Phương pháp Kaikebo là gì?

Phương pháp Kakeibo có nguồn gốc từ nước Nhật, do nữ nhà báo Hani Motoko sáng tạo vào năm 1904. Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là quyển sổ gia đình. Với phương pháp này, tác giả mong muốn giúp phụ nữ Nhật nói chung và các phụ nữ khác biết cách trang trải cuộc sống, kiểm soát được tài chính của gia đình ở trạng thái cân bằng.

Trong cuốn sổ ghi chép theo phương pháp này, bạn có thể tự ý viết ra những kế hoạch chi tiêu của bản thân hay kể cả gia đình. Trên thực tế là cuốn sổ ghi chép đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn kiểm soát ví tiền một cách dễ dàng.

Cũng như các khoản chi tiêu mua hàng được ghi chép lại vào các danh mục. Xem xét các khoản chi tiêu vào cuối mỗi tháng bạn sẽ “cân đo đong đếm” được là mình đã chi tiêu bao nhiêu.

6 bước thực hiện phương pháp tiết kiệm Kaikebo

6 bước thực hiện phương pháp Kaikebo

Bước 1: Chuẩn bị

Bạn chỉ cần chuẩn bị một cuốn sổ tay bất kỳ hay sổ tay Kakeibo đều được với một cây viết sẽ có thể thực hiện ngay.

Bước 2: Ghi lại khoản thu

Vào đầu mỗi tháng mới, công việc đầu tiên là hãy xác định nguồn thu nhập của bản thân như: các khoản lương chính, tiền người khác nợ bạn. Ngoài ra còn một số khoản thu ngoài khác như lãi tiết kiệm, chứng khoán, hoặc các công việc freelance,…

Bước 3: Ghi lại khoản chi

Ghi ra tất cả các khoản chi tiêu cố định như: tiền nước, tiền nhà, tiền điện, tiền internet, tiền điện thoại…

Bước 4: Ghi lại số tiền bạn muốn tiết kiệm

Ghi chép lại số tiền muốn tiết kiệm vào trang tiếp theo và lấy cất riêng khoản này trước. Hãy cố gắng chi tiêu làm sao không phải sử dụng đến khoản này để chi tiêu vào những tuần kế tiếp.

Bước 5: Ghi chép chi tiêu theo những phân loại cụ thể

Ở những trang tiếp theo cần ghi chép lại tất cả những nguồn thu và nguồn chi của bạn và gia đình kể cả những thu chi nhỏ nhất theo những phân loại cụ thể theo 4 mục cơ bản sau:

  • Khoản nhu cầu thiết yếu như: thực phẩm, thuốc men, tiền xăng xe, khóa học ….
  • Một số nhu cầu không thiết yếu bạn có thể lựa chọn như: cafe sang chảnh, nhà hàng, thời trang đồ xa xỉ, ….
  • Nhu cầu giải trí, tinh thần như: xem phim, mua sách báo, du lịch, ca nhạc….
  • Một số phát sinh ngoài dự kiến của bạn như: sữa chữa, đám tang, đám cưới, sinh nhật, quà tặng, …..

Bước 6: Xây dựng ‘cam kết’ thực hiện tài chính của tháng

Bạn có thể cắt giảm bớt những khoản chi tiêu không cần thiết cho bản thân, hạn chế những buổi cà phê sang chảnh, nhà hàng “xịn xò” hoặc tìm nhà cung cấp gas rẻ hơn, thường xuyên nấu ăn ở nhà thay vì đi hàng quán,…

Bước 7: Nhìn lại chi tiêu

Vào cuối mỗi tháng bạn hãy xem xét trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu” của bạn sau khi đã trừ ra khoản tiết kiệm. Từ đó, tìm ra những điều khiến khoản chi tiêu bị chênh lệch.

Những khoản nào mà tháng này bạn đã chi tiêu lãng phí để có sự điều chỉnh hợp lý cho tháng tiếp theo. Cứ thế tiếp tục áp dụng dần dần sẽ trở thành thói quen tiết kiệm.

Sau khi thực hiện tất cả các bước, bạn hãy tự hỏi bản thân mình 4 câu hỏi sau:

  • Bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền trong tháng này chưa?
  • Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào các khoản nào?
  • Làm sao có thể tiết kiệm nhiều hơn vào tháng sau?
  • Cải thiện những tháng tiếp theo bằng cách nào?

Đối với phương pháp Kakeibo này luôn gắn liền với 4 câu hỏi chủ chốt. Nếu trả lời được 4 câu hỏi này, bạn đã hiểu và nắm rõ nền tảng, các cốt lõi của phương pháp Kakeibo. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp bạn hiểu hơn về thói quen chi tiêu của bản thân mình.

Lời kết: Trên con đường quản lý tài chính, sự kiên nhẫn và quyết tâm là chìa khóa để thành công. Kakeibo và các phương pháp quản lý tài chính khác chỉ là công cụ, còn thành công thực sự đến từ quyết định và hành động của chúng ta. Hãy học hỏi từ người Nhật về sự tỉnh táo và sự tôn trọng đối với tiền bạc. Quản lý tài chính không chỉ là việc tính toán số liệu, mà còn là một quá trình tự nhìn nhận giá trị cuộc sống và tạo ra sự cân bằng trong nó.

Nguồn: Tham khảo