1. Tác giả

Mô hình Capital Asset Pricing Model được xây dựng bởi Jack Treynor, William F. Sharpe, John Lintner và Jan Mossin, dựa trên nền tẳng nghiên cứu trước đó của Harry Markowitz về lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư hiện tại.  Vào năm 1990, Sharpe, Markowitz và Merton Miller đã nhận được giải Nobel Kinh tế về công trình nghiên cứu này.

2. CAPM là gì?

Capital Asset Pricing Model (CAPM) là một mô hình thể hiện mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng của một tài sản (cổ phiếu) so với rủi ro của chính tài sản đó. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến việc định giá cổ phiếu nên sẽ dùng thuật ngữ “cổ phiếu” để thay thế cho từ chung là “tài sản”.
Mô hình này chỉ ra rằng lợi suất của một cổ phiếu bằng lãi suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro thị trường dựa trên hệ số Beta của cổ phiếu đó. Trong đó, hệ số Beta (β) này đo lường mức độ biến động của cổ phiếu so với biến động của thị trường chung.

3. Công thức tính suất sinh lời yêu cầu của cổ phiếu

Bằng cách so sánh tỷ lệ sinh lời kỳ vọng này với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) chúng ta sẽ có cái nhìn sơ lược về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là “High risk – High return”, nếu yêu cầu suất sinh lợi của cổ phiếu càng lớn thì chi phí sử dụng vốn càng lớn.

r
= rf + β.(rm – rf)

Trong đó: re: Suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu
rf : Lãi suất phi rủi ro
β: Hệ số Beta
rm :Lợi suất của thị trường, thường đo bằng chỉ số VN-Index đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
(rm – rf): Phần bù rủi ro thị trường

Lãi suất phi rủi ro là lãi suất mà ở đó rủi ro gần như bằng 0. Đối với thị trường Việt Nam, lãi suất phi rủi ro chúng ta thường lấy lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm kỳ gần nhất.

4. Hệ số Beta

Hệ số β đo lường mức độ rủi ro của cổ phiếu, nếu β càng lớn thì cổ phiếu biến động càng mạnh so với thị trường chung. Mộc số mốc Beta cần chú ý:

  • β=1: Cổ phiếu biến thiên bằng thị trường, rủi ro bằng mức trung bình của thị trường.
    Ví dụ: chỉ số VN-Index tăng 1% thì cổ phiếu sẽ tăng tương tự 1%.
  • β>1: Rủi ro cao hơn mức trung bình của thị trường.
    Ví dụ: β=1.2, khi VN-Index tăng 1% thì cổ phiếu sẽ tăng 1.2% và ngược lại giảm VN-Index giảm 1% thì cổ phiếu giảm 1.2%.
  • β<1: Rủi ro thấp hơn trung bình của thị trường.
    Ví dụ: β=0.5, khi VN-Index tăng 1% thì cổ phiếu sẽ tăng 0.5%.

Trường hợp β < 0 là trường hợp không lý tưởng vì khi đó cổ phiếu sẽ có rủi ro thấp hơn cả trái phiếu chính phủ.
Hệ số β này được tính theo phương pháp hồi quy tuyến tính với phương trình: Y = aX + b
Với X là chỉ số thị trường, Y là giá cổ phiếu, hệ số góc a chính là hệ số β

5. Ví dụ minh họa

Trường hợp cụ thể đối với cổ phiếu Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank (VCB) có hệ số hiện tại Beta = 0.6 (Nguồn: Dstock). Lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm kỳ gần nhất (tháng 7/2022) là 2.58% (Nguồn: Kho Bạc nhà nước). Giả sử lợi suất kỳ vọng của thị trường trong năm 2022 là -15.03% khi kỳ vọng cuối năm 2022 chỉ số VN-Index đóng cửa quanh vùng 1300 (giảm 15.03% so với mức đầu năm 1530). Khi đó lợi suất kỳ vọng của VCB:

rVCB = 2.58% + 0.6x(-15.03% – 2.58%) = -7.99%

Từ mức này cho thấy ta có thể định giá cổ phiếu VCB đến cuối năm 2022 giảm 7.99% so với mức giá đầu năm (79,000VND) sẽ giảm về quanh vùng  72,600 VND.

6. Một số điểm hạn chế của mô hình CAPM

  • Nhiều giả định phụ thuộc chủ quan vào người tính như Risk premium, mốc thời gian để tính Beta…
  • Dễ thay đổi ở những thời điểm định giá khác nhau.
  • Tương đối khó tính đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán.
  • Nhiều nghiên cứu trong thực tế đã chỉ ra CAPM còn nhiều bất cập, độ chính xác chưa cao

=> Vì vậy, phương pháp định giá này chỉ dừng lại ở mức tương đối, để có cái nhìn tổng quát về biến động giá của một cổ phiếu so với biến động chung của thị trường.

Nguồn tổng hợp