Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực phức tạp và đầy rủi ro. Để thành công, nhà đầu tư cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, trong đó có phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Vậy, phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật hiệu quả hơn? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư và khả năng của nhà đầu tư.
I. Phân biệt phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Hai trường phái phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có những đặc điểm khác nhau khá nổi bật sau:
Phân tích cơ bản ̣(Fundamental Analysis)
Bản chất:
– Đi tìm giá trị nội tại của cổ phiếu của một doanh nghiệp.
– Nói một cách đơn giản, phân tích cơ bản là việc nhà đầu tư đi tìm kiếm nguồn hàng và mua nó với giá rẻ.
Áp dụng thực tế:
– Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô
– Phân tích chi tiết về ngành
– Phân tích về công ty
– Đưa ra dự báo về triển vọng kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)
Bản chất:
– Dự báo biến động giá trong tương lai.
– Hiểu một cách đơn giản, phân tích kỹ thuật là việc đi tìm xu hướng để từ đó đua theo xu hướng và được hưởng lợi từ đó.
Áp dụng thực tế:
– Phân tích biểu đồ diễn biến của giá cổ phiếu
– Phân tích các chỉ báo về khối lượng, thanh khoản, giá cổ phiếu.
– Đưa ra dự báo về khả năng tăng giá của cổ phiếu trong tương lai.
II. Những ai phù hợp với phân tích kỹ thuật?
Phân tích kỹ thuật là một phương pháp dự đoán xu hướng giá cổ phiếu dựa trên dữ liệu lịch sử giá và khối lượng giao dịch. Phương pháp này được ứng dụng bởi nhiều nhà đầu tư nổi tiếng thế giới như:
- Jesse Livermore là một trong những người giàu nhất thế giới nhờ vào trường phái phân tích kỹ thuật đầu cơ trên thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, đến cuối đời ông đã phá sản và dẫn đến tự tử.
- Wick Off là cái tên nổi bật trong trường phái phân tích kỹ thuật với những chỉ báo được đánh giá cao.
- Down là người tìm ra lý thuyết Dow được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật hiện nay.
- Darvas là một trong những nhà đầu tư tài ba đương thời sử dụng thành công phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán.
Vậy từ những cái tên nổi bật trong trường phái phân tích kỹ thuật trên có những đặc điểm chung nào? Dưới đây là một số đặc điểm của những nhà đầu tư phù hợp với phân tích kỹ thuật:
- Là những nhà môi giới chứng khoán
- Là những nhà đầu tư bám bảng điện tử thường xuyên, liên tục từ đó áp dụng phân tích kỹ thuật để kiếm sống và làm giàu.
III. Những ai phù hợp với phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản là phương pháp đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên các yếu tố nội tại của doanh nghiệp như tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, triển vọng tăng trưởng,… với những cái tên nổi bật như: Benjamin Graham. Warren Buffett,…
Phương pháp này phù hợp với những nhà đầu tư có những đặc điểm sau:
- Là những nhà quản lý quỹ đầu tư
- Là những nhà đầu tư theo trường phái đầu tư dài hạn
- Là những nhà đầu tư nắm giữ lâu dài nhằm hưởng lợi nhờ sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp mang lại cổ tức nhiều và có cơ hội tăng giá lớn trong tương lai.
IV. Kết quả các nhà đầu tư xuất sắc theo 2 trường phái
Trong lịch sử đầu tư chứng khoán, có rất nhiều nhà đầu tư xuất sắc đã đạt được thành công vang dội. Họ đã sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích và đưa ra quyết định đầu tư.
Phân tích kỹ thuật | Phân tích cơ bản |
– Tỷ suất lợi nhuận cao hơn– Mức độ giàu có nhanh hơn giai đoạn sớm
– Quy mô để hiệu quả có giới hạn (tuy vậy với đa phần nhà đầu tư không giới hạn) – Học và áp dụng nhanh hơn, dễ tiếp cận hơn – Vận hành danh mục cần thời gian chăm nom thường xuyên và nhiều hơn. ⇒ Phù hợp với nhà kinh doanh cổ phiếu |
– Tỷ suất lợi nhuận ổn định hơn– Giàu chậm hơn nhưng bền vững hơn
– Quy mô để hiệu quả gần như không giới hạn, lớn vẫn dễ vận hành – Học ban đầu và áp dụng rất khó khăn, phức tạp – Vận hành danh mục đơn giản dễ dàng hơn, không cần thời gian vận hành quá nhiều ⇒ Phù hợp với nhà đầu tư nắm giữ cổ phần |
V. Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật hiệu quả hơn?
Vậy phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật hiệu quả hơn? Theo AzFin nhận thấy, không có phương pháp nào là phương pháp tốt nhất cả, trường phái tốt nhất là trường phái phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho người áp dụng.
Đúng theo như Đạt Ma Sư Tổ đã nói “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng Tối Cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn.” Như vậy, nhà đầu tư hãy luôn nhớ rằng “Trường phái nào cũng được, hãy trở thành chuyên gia trong trường phái đó!”
Nguồn: Sưu tầm