Từng trải qua tuổi thơ đầy gian truân
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông cùng gia đình di cư đến sinh sống tại huyện miền núi M’drak, thuộc tỉnh Đắk Lắk vào năm 1979. Từ bé, tuổi thơ của ông đã gắn liền với con đường mòn dài 15km từ nhà đến trường, những buổi rong ruổi trên nương ngô, bên đàn lợn,…
Biến cố gia đình xảy ra vào năm 1981 khiến ông rơi vào cảnh khó khăn gấp bội. Ông Vũ tâm sự: “Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!”. Có lẽ cũng vì vậy mà chưa bao giờ khát vọng làm giàu trong ông lại lớn đến như thế.
Thời còn là học sinh, dù gia đình vất vả, ngoài học còn bẻ ngô, chăm lợn, đóng gạch giúp mẹ nhưng ông luôn là gương mặt có thành tích đứng nhất nhì. Năm 1990, ông đỗ vào trường ĐH Y Tây Nguyên. Thời gian này, ông vẫn tiếp tục vừa học vừa làm để gánh vác giúp mẹ. Đồng thời, Đặng Lê Nguyên Vũ cũng bắt đầu con đường tìm tòi, nghiên cứu và dần hình thành tình yêu, niềm đam mê đối với lĩnh vực cà phê.
Đến năm thứ ba đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định bỏ học khi nhìn rõ ước mơ của mình không phải là trở thành một bác sĩ. Ông chia sẻ: “Mẹ ông đã khóc gần như hết nước mắt khi tôi quyết định dứt áo ra đi. Nhiều bạn trong lớp bảo tôi không bình thường, chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia sẻ được những điều tôi nghĩ – đó là không chấp nhận “ngủ trong giường chiếu hẹp, mơ những giấc mơ con”. Đám bạn vét hết tiền trong túi nhét cho tôi được gần 100.000 đồng.”
Đặng Lê Nguyên Vũ bắt đầu hành trình khăn gói vào Sài Gòn để lập nghiệp thế nhưng lại bị chú của mình trả về với lời răn dạy “Tất cả những điều cháu nung nấu đều đúng nhưng không phải lúc này. Việc lúc này là học cho xong cái đã”.
Những khách hàng đầu tiên và thất bại đầu tiên
Sau khi cùng 3 người bạn thành lập hãng cà phê của riêng mình, ông cũng may mắn có những vị khách đầu tiên. Mỗi lần vài ba ký, rang, xay, đóng gói và chia nhau đi bỏ mối ở các quán nhưng cũng đủ để các chàng trai trẻ thêm động lực.
Năm 1996, ông và bạn của mình đã khai trương bảng hiệu ở cây số 3 (TP Buôn Ma Thuột) bằng những gì “cây nhà lá vườn” nhất. Khách hàng phần lớn là các bạn học chung đại học nhưng một lần nữa, lại tiếp thêm lửa cho khát vọng Nam tiến của ông.
Khi vào Sài Gòn, nhóm của ông đặt ra kế hoạch là sẽ mở các điểm kinh doanh ở miền Tây, lấy vùng này làm hậu thuẫn, rồi từ từ xây bàn đạp quay trở lại Sài Thành. Khi tìm được một đối tác ở Long Xuyên để mở lò rang xay chế biến, phân phối cà phê tại miền Tây, nhóm vô cùng phấn khởi.
Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau đó, kế hoạch này đã sụp đổ hoàn toàn. Cái cảm giác thất bại, ê chề, lục tuch cuốn gói nào là lò cà phê quay tay cũ kỹ, ly tách, phin, muỗng… đến giờ ông không thể nào quên. Lần thất bại này mang đến cho ông bài học rất lớn về kinh doanh, về nguyên tắc hợp tác trên thương trường.
Thất bại ở thị trường miền Tây kéo theo việc kinh doanh ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều khó khăn, vốn liếng cạn kiệt, rơi vào cảnh cầm cự qua ngày. Một người bạn thân của ông lúc đó đã bán đi chiếc xe Dream quý giá của mình. Lần thất bại đầu tiên một lần nữa mang đến cho ông bài học lớn về tình bạn: “Bây giờ tôi có thể đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có chiếc xe nào quí giá bằng chiếc xe tình bạn của chúng tôi ngày đó. Có tình bạn vô giá đó tôi mới có được ngày hôm nay”.
Những dấu ấn của Trung Nguyên trên thị trường
- Năm 2003 Trung Nguyên trỗi dậy với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7. Đầu năm 2015, cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng thứ 3 thị phần Việt Nam, sau Nescafe (38,3%) và Vinacafe (37,5%).
-
Cũng trong năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương.
- Năm 2006, thành lập hệ thống cửa hàng phân phối G7 Mart, mục tiêu 10.000 điểm bán lẻ.
- Năm 2011, G7 Mart chuyển hướng cộng tác nhượng quyền với Ministop của Nhật Bản.
- Ngày 27/4/2011: “Cà phê Trung Nguyên” xuất hiện trên tờ báo Financial Times (Thời báo Tài chính).
- Tháng 2/2012, Đặng Lê Nguyên Vũ được chính thức vinh danh trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller là “Vua Cà phê Việt”.
- Tháng 8/2012, Tạp chí Forbes ca ngợi ông với danh hiệu “zero to hero”.
- Năm 2015: ra mắt mô hình Trung Nguyên Legend – Café của Giàu có và Hạnh phúc – chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á. Nhân sự kiện này, ông Vũ trao tặng 1,2 triệu cuốn sách đổi đời trong hành trình Lập chí vĩ đại – – – Khởi nghiệp kiến quốc.
- Năm 2016: Công bố tổ chức hợp nhất Trung Nguyên Legend, ra mắt mô hình Trung Nguyên Family – Café năng lượng – Café đổi đời.
- Năm 2017: Tiếp tục truyền cảm hứng khởi nghiệp thông qua “Hành trình Lập chí Vĩ đại – Khởi nghiệp Kiến quốc”
Nguồn: Tổng hợp