Giới tài chính – kinh doanh vừa chứng kiến thương vụ M&A đầu năm nay, ngoài những tranh cãi “mắc – rẻ” trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến “cái tài” của người đứng đầu Masan – Nguyễn Đăng Quang xoay quanh thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long.

Tháng 1 năm 2022, Masan mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối thương hiệu đồ uống này.

Vì sao McDonald's sau gần 4 năm, Phúc Long phải mất tới 7 năm ở Sài

Cái giá mà Masan đã bỏ ra cho 31% cổ phần Phúc Long là 110 triệu USD, tương ứng định giá vốn cổ phần công ty này là 355 triệu USD, khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 5/2021, Masan đã mua 20% vốn cổ phần của Phúc Long với giá 15 triệu USD, tương ứng định giá 75 triệu USD. Như vậy, sau chưa đầy một năm, giá trị của Phúc Long đã được định giá tăng gấp gần 5 lần.

P/E tính ra rơi vào khoảng 15x, trong khi P/E của ngành nước uống, giải khát hiện đang ở khoảng 25 – 30. Việc tự định giá cao như vậy đã giúp cho khoản đầu tư 20% trước được hưởng lợi, một bước đi cho thấy cái tài của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Đây là mức giá mua kiểm soát, không phải mua cổ phiếu thông thường, giá trị nhận được từ việc kiểm soát Phúc Long ngoài những tài sản trên báo cáo tài chính còn là tập khách hàng sẵn có, thương hiệu… Khái niệm “Phần bù quyền kiểm soát”  cũng được dùng để giải thích cho mức định giá cao như vậy.
Control Premium - Meaning, Formula, Examples & ReasonsMasan mua lại Mobicast, áp dụng mô hình Reliance Jio của Ấn Độ tại Việt Nam?

Ngoài ra, Phúc Long là mảnh ghép cần có trong nền tảng Point of Life của Masan. Có thể nói, Masan là thương hiệu đình đám trên thị trường M&A khi liên tục mở rộng hệ sinh thái qua các thương vụ mua bán – sáp nhập. Chẳng hạn, Vinacafé Biên Hoà, Nước khoáng Vĩnh Hảo, Bia Sư Tử Trắng, Hệ thống bán lẻ VinCommerce, hay Hãng sản xuất bột giặt NET… Với bước đi tương tự, Masan bắt tay cùng Phúc Long để dần hoàn thiện các mảnh ghép quan trọng trong chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life.

(i) Phần bù quyền bù kiểm soát (Control Premium) là số tiền lớn hơn giá trị thị trường mà bên mua phải bỏ ra để có được quyền kiểm soát một doanh nghiệp sau thương vụ MA (mua lại và sát nhập).
(ii) Chiến lược Point of Life: nền tảng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu chiếm hơn 50% chi tiêu tiêu dùng bao gồm hàng FMCG, thực phẩm tươi sống, các sản phẩm, dịch vụ tài chính, và các dịch vụ giá trị gia tăng.

4 yếu tố chính giúp Masan mở rộng quy mô doanh nghiệp mà ban lãnh đạo thấy được ở Phúc Long:
 Thứ nhất, Phúc Long là một trong những hãng đứng đầu thị trường bán lẻ các sản phẩm truyền thống được đổi mới từ trà và cà phê.
 Thứ hai, Phúc Long là một trong các thương hiệu bình dân được người tiêu dùng tin tưởng, đặc biệt là phân khúc trẻ.
 Thứ ba, Phúc Long hưởng lợi từ dư địa tăng trưởng dồi dào tại thị trường miền Bắc.
 Thứ tư, Masan khai thác lợi thế của mô hình tích hợp giữa Phúc Long và VinMart+. Bởi dựa vào kết quả kinh doanh của mô hình thí điểm, hợp tác này góp phần tăng biên lợi nhuận của toàn hệ thống cửa hàng VinMart+ hơn 4% so với mức hiện tại.

Chiến lược của Masan khi xác định thâu tóm Phúc Long đã phải được tính toán chu toàn ngay từ đầu, bao gồm giá cả và cách thức mua. Thương hiệu Phúc Long có từ lâu nhưng công ty cổ phần Phúc Long Heritage – sở hữu thương hiệu Phúc Long mới được thành lập lần đầu tiên vào ngày 21/05/2021, sau đó chỉ vài ngày Masan thực hiện mua 20% cổ phần Phúc Long lần đầu.

Ngày 25/10/2021, công ty cổ phần Phúc Long Heritage thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh với 2 thông tin quan trọng: (i) Ông Nguyễn Đăng Quang (Masan) là Chủ tịch hội đồng quản trị, ông Lâm Bội Minh (Phúc Long) là Tổng giám đốc (ii) Vốn điều lệ tăng từ 260 tỷ đồng lên 318,75 tỷ đồng.

Theo thông tin Masan công bố, việc mua tiếp 31% cổ phần được thực hiện vào tháng 1 năm 2022, nghĩa là tại thời điểm thay đổi đăng ký kinh doanh tháng 10 năm ngoái, Phúc Long chỉ được tính là công ty liên kết của Masan. Việc ông Quang Masan trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị của Phúc Long khi mới chỉ nắm trong tay 20% cổ phần đã thể hiện phần nào sự khăng khít của những “cam kết” hai bên đã thoả thuận với nhau.

Nguồn: Tổng hợp