Trước khi bắt đầu chủ đề Chu kỳ tâm lý thị trường chứng khoán tôi muốn nhắc lại câu nói huyền thoại của nhà đầu tư vĩ địa nhất lịch sử Warren Buffett:

Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam

Điều thú vị về câu nói này của ông, đó là nó đề cập đến khía cạnh cảm xúc thay vì khía cạnh tài chính (trong đầu tư).

Chính vì thế, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi khám phá:

Cách mà bạn quản lý yếu tố “cảm xúc” trong các quyết định đầu tư của mình…

…để có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Rất ít người trong chúng ta thừa nhận điều này, nhưng đã là con người, cảm xúc thường là động lực lớn nhất dẫn đến các quyết định đầu tư của chúng ta.

Học cách dự đoán và kiểm soát cảm xúc là một trong những nỗ lực quan trọng nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện.

Mô hình đầu tư cổ điển (The classical model of investing) đặt ra giả thuyết:

Nhà đầu tư luôn đưa ra các quyết định hợp lý và đầu tư với mục tiêu đạt được lợi nhuận dài hạn được điều chỉnh theo rủi ro tốt nhất.

Nhưng nghiên cứu lại cho thấy:

Đa phần nhà đầu tư luôn tập trung vào ngắn hạn và luôn đưa ra các quyết định “phản tác dụng” với mục tiêu tích lũy tài sản dài hạn.

Khoảng trống hành vi (The “Behavior Gap”)

Nguyên nhân sâu xa đằng sau những “quyết định tồi tệ” này là những cảm xúc mà nhà đầu tư sẽ phải đối mặt và kiểm soát trong suốt quá trình đầu tư của mình.

Bằng chứng từ nhiều nghiên cứu về tài chính hành vi chỉ ra rằng:

Nhu cầu về sự thoải mái về cảm xúc khiến nhà đầu tư mất trung bình từ 2 – 3% lợi nhuận mỗi năm (xét theo tỷ suất lợi nhuận)

Sự thiếu hụt này được gọi là “khoảng trống hành vi – The Behavior Gap“, xuất phát từ thực tế là các quyết định tài chính dài hạn tối ưu thường khó được chấp nhận trong thời gian ngắn.

Nếu bạn coi 2 – 3% là một số tiền không đáng kể, hãy thử xem xét một nhà đầu tư kiếm được mức lợi nhuận 7%/năm, thay vì 4%, sẽ có mức tài sản gấp đôi sau 25 năm.

Thậm chí, đối với một số nhà đầu tư, chẳng hạn những người mua ở gần đỉnh cổ phiếu hay bán gần đáy cổ phiếu, chi phí có thể cao hơn rất nhiều.

Với các quyết định đầu tư được đưa ra, dường như chúng ta cần phải hiểu được những cảm xúc xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tâm lý thị trường chứng khoán.

Bằng việc xác định được những thời điểm mà chúng ta có thể sẽ đi lệch khỏi phán đoán hợp lý, chúng ta có thể trang bị tốt hơn cho bản thân để xử lý những nỗi đau ngắn hạn cần thiết, nhằm để đạt được lợi ích lâu dài.

Biểu đồ chu kỳ tâm lý thị trường chứng khoán điển hình

Biểu đồ dưới đây là một biểu đồ gần đúng của các trạng thái cảm xúc đi kèm với một chu kỳ tâm lý thị trường.

Biểu đồ chu kỳ tâm lý thị trường của các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán
Biểu đồ chu kỳ tâm lý thị trường của các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán

Bạn có thể coi đường nối giữa các điểm là đại diện cho giá tài sản khi nền kinh tế tăng trưởng và suy thoái sau đó.

Lịch sử đã chứng minh chu kỳ cảm xúc bắt đầu khi các nhà đầu tư có lợi nhuận cao khi thị trường lạc qua và đạt đỉnh khi cả thị trường trong giai đoạn hưng phấn. Khi nỗi sợ hãi bắt đầu xuất hiện, thị trường trở nên tiêu cực và cuối cùng chạm đáy khi các nhà đầu tư sợ hãi.

Chu kỳ tâm lý thị trường chứng khoán – Giai đoạn 1 Nghi ngờ

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu cuộc hành trình của bạn là ở giai đoạn Nghi ngờ.

Điều này là vì “nghi ngờ” có xu hướng trở thành trạng thái mặc định đối với hầu hết các nhà đầu tư.

Trong những trường hợp bình thường, nỗi sợ mạo hiểm và sai lầm của chúng ta lớn hơn nỗi sợ bị bỏ lỡ.

Trong tài chính hành vi, điều này được gọi là ác cảm mất mát…

…và nó mô tả xu hướng của các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân họ thích tránh xa thua lỗ hơn là thu được lợi nhuận.

Nói cách khác, việc bạn mất 10 triệu sẽ ĐAU HƠN là việc bạn kiếm được 10 triệu.

Xu hướng này, trong đó “lỗ lớn hơn lãi”, có ý nghĩa khá thú vị đối với các nhà đầu tư!

Nó chỉ ra rằng “ở chế độ mặc định”, tất cả chúng ta đều là những cá nhân không thích rủi ro. Mặc dù điều này có thể có ích từ góc độ sinh tồn, nhưng nó lại chống lại chúng ta khi đầu tư.

Một trong những biểu hiện chính của tâm lý e ngại mất mát là không đầu tư hoàn toàn (để lại tiền mặt hoặc đầu tư không rủi ro, lãi suất thấp).

Mặc dù việc đó có thể mang lại sự thoải mái ở chỗ bạn không thể mất những gì mình không đầu tư…

…nhưng những gì bạn đang thực sự làm là mua sự thoải mái về mặt cảm xúc ngắn hạn với cái giá phải trả là lợi nhuận dài hạn.

Chu kỳ tâm lý thị trường chứng khoán #2: Từ hi vọng đến hưng phấn (phi lý)

Khi thị trường tài chính phát triển, nền kinh tế được mở rộng, trạng thái “Nghi ngờ” tự nhiên của chúng ta sẽ bắt đầu giảm đi.

Bằng chứng mà bạn dễ thấy nhất đó là việc những câu chuyện được lặp đi lặp lại, tin tức những đỉnh đỉnh cao mới trên thị trường…

…và những cuộc trò chuyện thú vị từ bạn bè, đồng nghiệp của bạn đã kiếm được rất nhiều tiền từ chứng khoán.

Điều này có thể dễ dàng thay đổi trạng thái cảm xúc của bạn.

Tại chu ký tầm lý này, “nỗi sợ thất bại” của bạn sẽ nhang chóng biến thành thành “nỗi sợ bị bỏ lỡ (Fear Of Missing Out – FOMO)”.

Một vài nhà đầu có kinh nghiệm sẽ nhận ra xu hướng tăng của thị trường theo chu kỳ, đặc biệt những mã cổ phiếu theo dõi trước đó.

Lúc này, nhà đầu tư bắt đầu mua vào các cổ phiếu có tiềm năng và hy vọng nó sẽ tăng giá trong tương lai gần.

#3. Lạc quan

Thanh khoản thị trường tăng được xác minh bởi khối lượng giao dịch lớn trong ngày. Lực mua áp đảo. Giá cổ phiếu tăng nhanh. Điều này càng thu hút dòng tiền. Nhà đầu tư vô cùng lạc quan với các triển vọng sắp tới của doanh nghiệp. Đây cũng là giai đoạn đặc biệt hấp dẫn nhà đầu tư mới (Nhà đầu tư F0) tham gia thị trường

#4. Niềm tin

Lúc này, những người mua cổ phiếu trước đó đã có lợi nhuận, nhưng họ tiếp tục kỳ vọng vào sự tiềm năng của doanh nghiệp cũng như cổ phiếu doanh nghiệp đó trong tương lai. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ thêm tiền vào danh mục của mình, mua thêm cổ phiếu.

#5. Cảm xúc

Thông thường trong giai đoạn này, nhiều tin tức hỗ trợ được đưa ra, mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Thực tế, chứng khoán là phản ánh tương lai. Những tin tích cực này chính xác đã được phản ánh vào giai đoạn lạc quan từ trước đó. Giai đoạn này tiếp tục thu hút dòng tiền và gia tăng số lượng nhà đầu tư mới.f

#6. Hưng phấn

Từ cảm xúc chuyển sang hưng phấn là rất nhanh.

Ở giai đoạn này, thị trường đang trải qua một đợt tăng giá khá “sôi động”.

Nhiều nhà đầu tư đạt được mức lợi nhuận vượt trên cả kỳ vòng, họ cảm thấy “tự tin” vào khả năng đầu tư “thiên phú” của mình (nhất là các nhà đầu tư F0).

Không ít nhà đầu tư dồn toàn bộ số tiền có được và sử dùng đòn bẩy (ký quỹ hay còn gọi margin) để đầu tư nhiều hơn. Vì họ cảm thấy rằng họ sẽ lỡ mất chuyến tàu này nếu họ không đầu tư ngay bây giờ.

Trong quá trình này, nhà đầu tư thường có xu hướng bỏ qua các khía cạnh quan trọng của một khoản đầu tư, các yếu tố cơ bản nội tại của doanh nghiệp…

…và do đó có thể đặt niềm tin vào những cổ phiếu có yếu tố cơ bản yếu.

Nó sẽ làm tăng đáng kể rủi ro và làm tăng khả năng mất vốn.

Ngược lại, một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng và thực hiện chốt lãi.

#7. Thỏa mãn

Thị trường bắt đầu có dấu hiệu đi ngang, nhưng đa số nhà đầu tư F0 không nhận ra được vì đang thỏa mãn với lợi nhuận có được một cách nhanh chóng.

Tin tức hỗ trợ vẫn còn, do đó dòng tiền tiếp tục chảy vào chứng khoán. Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở giai đoạn này thường rơi vào tình trạng “đu đỉnh”.

Giai đoạn 3: Từ chối, sợ hãi, tuyệt vọng và hoảng loạn

#8. Lo ngại

Thị trường bắt đầu xu hướng giảm (downtrend), tài khoản của nhiều nhà đầu tư cũng giảm theo.

Tâm lý lo lắng dần xuất hiện, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa dám đưa ra quyết định với danh mục của mình.

#9. Từ chối

Tài khoản âm, mức lỗ ngày một tăng, nhưng bạn không muốn cắt lỗ vì bạn không tin thị trường đang bước vào giai đoạn phân phối.

Bạn hi vọng vào khả năng hồi của thị trường sau vài nhịp điều chỉnh.

Khi đó, bạn sẽ có xu hướng  tham gia vào các giao dịch “trả thù” – tức là các giao dịch mua cổ phiếu với mục tiêu làm giảm khoản lỗ trước đó. Ví dụ như việc trung bình giá chẳng hạn.

Lúc này, có một cảm giác mãnh liệt thôi thúc bạn vượt qua cảm giác thua lỗ càng nhanh càng tốt, và để làm được điều này, bạn bắt đầu “enter” nhiều hơn.

Nguy hiểm không dừng ở đó!

Việc “trả thù” này có thể dẫn đến việc bạn giao dịch nhiều hơn mức cần thiết, làm tăng đáng kể chi phí giao dịch của bạn.

Mức độ căng thẳng cũng tăng cao và nhiều khả năng bạn sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giao dịch “tồi tệ”.

Nếu mọi thứ không đi theo cách của bạn…

Hãy dừng giao dịch trong một vài ngày, dành thời gian tìm hiểu xem bạn đã sai ở đâu và thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo thành công trong những lần giao dịch tiếp theo!

Đừng bao giờ bắt dao rơi!!!

#10. Sợ hãi

Giá cổ phiếu rơi vào đà giảm nhiều phiên liên tiếp, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ một phiên rồi lại quay đầu giảm sâu tiếp.

Bạn bắt đầu lo sợ khi số vốn bỏ ra bị hao hụt từng ngày.

#11. Tuyệt vọng

Tài khoản âm thậm chí quá nửa, lỗ hơn 50%.

Lúc này cắt lỗ cũng không còn ý nghĩa, bạn rơi vào tuyệt vọng, chỉ mong mỏi được hòa vốn (về bờ).

#12. Hoảng loạn

Thị trường bước vào giai đoạn xuống giá (thị trường con gấu).

Nhiều tài khoản bị gọi ký quỹ (call margin) rồi bán giải chấp dẫn đến tâm lý hoảng loạn đối với nhiều nhà đầu tư.

Giai đoạn 4: Đầu hàng, tuyệt vọng… và lại nghi ngờ

#13. Bán tháo

Vì hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu bất chấp mức giá thấp. Chính điều này càng khiến cho thị trường xuống giá hơn.

#14. Thất vọng

Thị trường tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm. Nhà đầu tư cảm thấy không còn hi vọng về bờ. Tâm trạng trở nên tiêu cực. Nhiều người bất mãn có thái độ và lời lẽ không hay về doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp và thị trường. Họ cho rằng thị trường chứng khoán là canh bạc, không phải kênh đầu tư.

#15. Rời bỏ thị trường

Mất niềm tin vào thị trường, nhà đầu tư có tâm lý ân hận, hối tiếc và tự hứa sẽ không bao giờ “chơi” chứng khoán nữa. Thanh khoản thị trường lúc này gần như cạn kiệt vì không còn ai mua và nhà đầu tư cũng không còn bán ở giá thấp nữa.

#16. Mất niềm tin

Thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư yêu thích. Dòng tiền dần chuyển sang các kênh đầu tư khác an toàn hơn như gửi tiết kiệm.

Nhà đầu tư mất niềm tin hoàn toàn vào chứng khoán.

Nếu là nhà đầu chuyên nghiệp, giai đoạn 15 và 16 sẽ là thời điểm lý tưởng để “bắt đáy”, khởi đầu cho giai đoạn nghi ngờ.

 

Vận dụng chu kỳ tâm lý thị trường vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ lý thuyết trên, theo bạn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giao đoạn nào, nếu dựa trên biểu đồ trên???

*Lưu ý: Tất nhiên đây chỉ là một biểu đồ tâm lý, không chỉ dựa vào đó để ra các quyết định đầu tư

3 cách giúp bạn kiểm soát tốt cảm xúc khi đầu tư

Xây dựng kế hoạch đầu tư cho riêng mình

Để kiểm soát tốt cảm xúc của mình…

Bạn hãy xây dựng cho mình chiến lược đầu tư dựa trên nhu cầu và kiến thức thị trường của bạn.

Việc xác định, thiết lập mức độ rủi ro hay điểm vào/ra cũng rất quan trọng.

Liên tục sửa đổi để hoàn thiện chiến lược, đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.

Chắt lọc thông tin trên thị trường chứng khoán

Cảm xúc có thể bùng phát từ những sự “ồn ào” (thông tin, tin tức) trên thị trường chứng khóan.

Cho dù thị trường đang trong giai đoạn tăng giá hay giảm giá, thì bạn vẫn nghe về chúng từ báo chí, media, hay các room broker…

Tất nhiên không phải tất cả những tin tức trên thị trường là không quan trọng, nhưng việc lắng nghe “tất cả” có thể ảnh hưởng đến chiến lược và quyết định giao dịch của bạn.

Vì vậy, bạn phải biết chắt lọc thông tin để kiểm soát cảm xúc của mình. Khi bạn cảm thấy hoang mang hãy xem lại biểu đồ chu kỳ tâm lý thị trường để có thể đưa ra quyết định chính xác hơn.

Suy nghĩ một cách logic

Tư duy logic có thể giúp bạn kiểm soát chặt chẽ cảm xúc của mình.

Đây là bước cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công của một khoản đầu tư.

Bạn không nên mua cổ phiếu nếu bạn không biết

Khi bạn suy nghĩ logic, bạn sẽ có xu hướng đưa ra các quyết định hợp lý hơn

Hãy luôn tự đặt câu hỏi liệu quyết định của bạn được thúc đẩy bởi cảm xúc hay được hỗ trợ bởi các nguyên tắc cơ bản.

Bottom lines

Là con người, tất cả chúng ta đều có cảm xúc!

Tuy nhiên, trong đầu tư, bạn nên tránh xa chúng và tiếp cận các khoản đầu tư một cách có kỷ luật.